Qua sự tìm hiểu và khảo sát người dùng từ Bemom thấy rằng nguyên nhân phổ biến nhất của việc tràn tã bao gồm 70% sai kích cỡ, 20% do ba mẹ chưa biết cách sử dụng và 10 % do chất lượng tã bỉm. Vì vậy, hãy cùng Bemom mách ba mẹ cách sử dụng vách chống tràn hiệu quả khi mặc bỉm cho bé ngay tại bài viết này nhé!
1. Hiểu rõ nguyên nhân gây tràn tã
Như Babies đã nói ở trên có rất nhiều nguyên nhân gây ra tràn tã, vậy nên việc hiểu rõ nguyên nhân gây tràn tã để ba mẹ có thể khắc phục là vô cùng cần thiết. Khi em bé bị tràn tã có thể tã bị tràn ở phía sau, tràn phía hông, tã bị tràn ở đùi hoặc rò rỉ quanh bụng. Đối với mỗi trường hợp sẽ có những nguyên nhân khác nhau cụ thể như sau:
–Nguyên nhân: Khi bé mặc bỉm sẽ có khoảng cách giữa tã và lưng bé dẫn đến tã có thể bị xê dịch khi cử động mạnh, song tã bị kéo quá về phía trước.
–Mẹo nhỏ: Khi ba mẹ đặt tã phía dưới em bé, hãy đảm bảo bạn kéo tã đủ cao để tránh bị tràn. Nâng phần sau cao hơn phần trước và sau đó buộc chặt băng dán theo hướng chéo xuống dưới.
–Nguyên nhân: Phần thun chân của bỉm có thể bị gấp vào bên trong. Đối với tã dán thì miếng dán cài lệch vị trí hoăc dán không chặt ở hai bên đùi.
-Mẹo nhỏ: Nếu ba mẹ đã kiểm tra kỹ và chắn chắn các bên bị gấp lại và miếng dán được cài đều thì có thể xem lại kích cỡ bỉm cho em bé.
– Nguyên nhân: Thun chân có thể bị gấp vào trong, những khoảng trống xung quanh đùi ( khi bé ngồi)
-Mẹo nhỏ: Mẹ hãy kéo tã thẳng và đủ cao đến khu vực rốn. Điều chỉnh thun chân để không bị gấp và trong. Nếu tràn tã vẫn tiếp tục xảy ra hãy thay đổi vị trí đính miếng dán tã ở mức thấp hơn và hơi nghiêng xuống dưới.
2. Cách sử dụng vách chống tràn hiệu quả khi mặc bỉm
-Bước 1: Mẹ mở tã bỉm và dựng vách chống tràn lên trước khi mặc cho bé.
– Bước 2: Ba mẹ nên lựa chọn vị trí thay tã thích hợp. Cụ thể ở các vị trí bé không thể lăn, và bạn cũng dễ dàng khi giữ bé. Vì cơ lưng của bé lúc này vẫn còn dễ bị tổn thương.
– Bước 3: Mẹ nâng phần mông của bé, đặt tay lên phần vách chống tràn bên trong tã để nâng và kéo tã lên khỏi rốn bé. Đảm bảo rằng tã phải vừa khít, che phủ toàn bộ mông bé. Đối với bé trai khi đóng bỉm mẹ hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài.
– Bước 4: Ấn cạnh của tã xuống và kéo miếng băng dán qua. Đảm bảo 2 bên phải cân đối trước khi dán lại. Dán chặt miếng băng dán và ấn nhẹ ở phía sau để miếng băng dán cố định (Băng dán có thể dán lại nhiều lần).
– Bước 5: Dùng tay để điều chỉnh các mép của rãnh chống tràn xung quanh đùi dựng lên và đảm bảo rằng tã che phủ toàn bộ mông bé.
Với tã quần thì mẹ có thể sử thay tã và sử dụng vách chống tràn dễ dàng hơn. Mẹ có thể mặc cho bé khi bé nằm hoặc đứng. Quy cách mặc giống như mặc quần. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý căn chỉnh tư thế bỉm để không bị lệch form bỉm. Đặc biệt sau khi mặc xong, ba mẹ hãy kiểu tra lại vách chống tràn hai bên cho bé 1 lần nữa và kéo ra theo viền thun đùi để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Những lưu ý cho mẹ khi mua bỉm cho bé
Khi ba mẹ đã lựa chọn được thương hiệu bỉm cho bé, hiểu rõ hơn về cách sử dụng bỉm, cách đóng bỉm đúng cách và những tiện ích mà bỉm có như : Vạch báo bỉm đầy, miếng cuộn bỉm, đai chun giữ dáng,… thì dưới đây cũng là một số lưu ý mẹ cần ghi nhớ để có thể lựa chọn bỉm cho bé.
– Chọn đúng kích cỡ theo cân nặng trong mỗi thời điểm của bé
– Phải thường xuyên kiểm tra và thay tã cho bé ( Tối đa nhất chỉ là từ 3-5h khi bé hoạt động trong ngày)
– Vệ sinh sạch sẽ cho bé trước khi thay tã
– Sử dụng kết hợp thêm các loại phấn rôm, kem chống hăm,…
Bemom hi vọng rằng với những thông tin hữu ích mà chúng mình vừa cung cấp. Ba mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức, cách xử ly hoặc sử dụng vách chống tràn hiệu quả khi mặc bỉm cho bé.
Phân phối độc quyền sản phẩm Bemom thương hiệu Hàn Quốc tại Việt Nam
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU BEMOM VIỆT NAM
Số 1 ngõ 6 Kim Đồng, Giáp Bát, HoàBng Mai, Hà Nội
https://www.bemom.vn - Hotline: 0332.992.994 & 0969.86.98.98
Bemom chuyên cung cấp các dòng sản phẩm tiêu dùng đa dạng và phong phú nhằm đảm bảo sự tiện lợi và chất lượng cho quý khách hàng.